Chương 87: Đến Cả Người Què Cũng Bị Tôi Lừa Đứng Dậy

Phiên bản 19983 chữ

Khi được Cố Diệp hỏi, người đàn ông sửng sờ một lúc, sau đó lo lắng giải thích: “Hôm đó tôi mệt quá, mới ngồi trên giường đã thiếp đi mất. Cố đại sư, cậu phải tin tôi, những gì tôi nói đều là sự thật!”

“Nếu ông nói dối tôi tức là ông đang tự lừa dối bản thân mình thôi. Tôi hy vọng ông có trách nhiệm với cuộc sống của mình.” Đôi mắt Cố Diệp tối sầm lại: “Ông add wechat của tôi rồi gửi cho tôi một tấm hình chân dung. Tôi sẽ giúp ông tính xem ông có gặp nguy hiểm đến tính mạng không.”

Chưa đầy một phút sau, đối phương đã kết bạn với Cố Diệp và gửi liền cho cậu một tấm selfie. Cậu liếc sơ qua người trong tấm hình rồi lạnh nhạt nhắn lại một câu: Hai ngày nay tôi không rảnh để qua đó, tối thứ sáu trước khi đi tôi sẽ gọi.

Người bên kia lo lắng hỏi: Ý Cố đại sư là tôi tạm thời không gặp nguy hiểm đến tính mạng ư?

Cố Diệp trả lời: Bởi vì tôi không nhìn rõ được tấm ảnh lắm.

Sau đó, dù đối phương hỏi gì thì Cố Diệp cũng không phản hồi lại. Cậu gọi điện cho Giải Thừa: “Từ khuôn mặt của người này em có thể thấy anh ta là một đứa con bất hiếu điển hình. Lúc cha mẹ còn sống thì không chăm sóc, sau này chết thì không mai táng đàng hoàng, nghĩa vụ con cái cũng không làm tròn.”

Giải Thừa mắng: “Cái thằng nhát cáy này! Đừng cứu nó nữa!”

“Cứ để ông ta chịu đựng thêm vài ba hôm đi, dù sao em đã hứa sẽ đến xem một chút rồi. Ông ta kiểu gì cũng phải tới đó thôi, phải tìm được xác của bà cụ, lỡ như làm hại người vô tội thì tội lỗi lắm.”

Người đàn ông không liên lạc được với Cố Diệp nên đã gọi cho Giải Thừa. Anh ta bảo: “Thứ bảy này mới rảnh, ông phải cố gắng sống sót.”

Những lời này khiến Phú Hi Minh vừa thở phào nhẹ nhõm lại thót cả tim. Tức là gã đây sẽ khó mà sống sót đúng không? Vợ gã sốt ruột hỏi: “Cố đại sư bảo khi nào tới?”

Phú Hi Minh bực bội: “Thứ bảy tuần này. Mấy tên đại sư tên nào tên đó chỉ biết lải nhải chứ không biết lo lắng cái quái gì cả!”

Vợ gã nghe xong tin này lập tức nghẹn ngào: “Vậy làm sao chúng mình sống sót qua đêm nay bây giờ? Tối thể nào mẹ anh cũng trở lại, tụi mình phải làm sao hở anh? Hay là mình chuyển đi thôi, đừng ở ngay cái góc núi này nữa.”

“Em nghĩ anh không muốn chắc? Nhưng nếu chúng ta mà rời đi thì người trong thôn sẽ chửi chúng ta không ngóc đầu dậy nổi.”

Phú Hi Minh có hai đứa con, một trai một gái. Hiện tại hai đứa trẻ này hết sức sợ hãi, nhưng đứa con gái lại cố ra vẻ già mồm cãi láo: “Con không muốn ở cái chỗ nghèo nàn rách nát này đâu. Ở đây toàn côn trùng ruồi muỗi, con muốn về nhà.”

Con trai của gã cũng chịu đựng quá đủ rồi: “Con cũng muốn đi. Ở đây chả có gì để ăn, muỗi thì kết thành đoàn thành đám, con sắp điên tới nơi rồi!”

Khi người mẹ thấy con mình phản đối, chị ta ngập ngừng hỏi: “Không thì em dắt hai đứa về trước nhé?”

Phú Hi Minh tức giận: “Đi cái gì mà đi? Em mà đi thì anh vẫn phải nghe chửi à?”

“Anh sợ người ta chửi anh nhưng không lo lắng đến mạng sống của em và các con! Tới nước này rồi anh còn để ý tới cái danh dự rách nát của anh hả?”

Bởi vì sân nhỏ của khu trang trại không cách âm nên tất cả hàng xóm đi ngang qua đều nghe thấy tiếng cãi nhau của cặp vợ chồng, kể cả mấy cụ già đứng ngoài đường trò chuyện cũng phải lắc đầu ngao ngán: “Đúng là vô lương tâm mà. Đến con trai thân sinh còn bất hiếu, huống chi là con dâu.”

“Người mẹ già hơn tám mươi một mình côi cút sống ở quê nhà, trước lúc ra đi không ai màng đến. Phải tới ngày thứ ba Đại Xuân nhà bên để ý bà không bước ra khỏi cửa, dì ta lo sợ có chuyện không may nên mới sang nhìn xem thế nào. Ai ngờ phát hiện cửa khép hờ, mẹ của hắn chết ngay cửa, trời thì nóng bức, cái xác thì đã bốc mùi hôi thối.”

“Điều đáng giận nhất đó là, người trong thôn giúp mẹ hắn thay quần áo hết rồi, chỉ đợi mỗi tên đó trở về đưa tang thôi. Nhưng đến ngày thứ hai mới thấy bóng dáng hắn, đã thế vợ hắn còn đi đôi giày màu đỏ. Bảo sao bà cụ xác chết vùng dậy một mực lôi bọn hắn theo cùng!”

“Có thật là xác chết vùng dậy không đó? Lỡ hắn muốn ăn chặn tiền đưa tang nên mới âm thầm mai táng?”

“Ai biết đâu, cái loại vô lương tâm này, thà rằng đừng sinh nó ra đừng tốn cơm nuôi nó! Nếu như Văn Văn còn sống thì mẹ con bé đã không khổ tới vậy.”

“Văn Văn đúng là một đứa bé hiếu thảo, tiếc là con bé lại ra đi trước cả mẹ nó. Nghe nói lúc còn trẻ, nó mua cho mẹ nó cái bảo hiểm, hình như đóng xong xuôi cả rồi.”

“Theo tôi đoán, cho dù có bảo hiểm thật nhưng chưa chắc tiền được giao tới tận tay bà chị dâu, nếu không bà đâu vất vả tới mức đó.”

Khi các cụ già đang bàn tán say sưa thì vợ của Phú Hi Minh đã xách hành lý bước ra cùng hai đứa trẻ. Các cụ già không còn nói chuyện nữa, người phụ nữ chỉ kéo vali lướt qua và không nói một lời chào.

Trong nhà chỉ còn mỗi mình Phú Hi Minh. Người rời đi hết khiến nhiệt độ trong phòng hạ xuống rất nhiều. Bây giờ thi thể của mẹ già chưa tới tìm gã, nhưng khả năng cao bà sẽ quay lại vào ban đêm. Gã ngồi mà lòng nóng như lửa đốt, sau khi hút hai điếu thuốc, gã tính thừa dịp trời chưa tối hẳn nhờ vài người giúp đỡ.

Kết quả, dù gã có nói gì thì người trong thôn đều bảo không rảnh. Một là họ sợ xác chết vùng dậy cắn người, hai là chướng mắt Phú Hi Minh nên chẳng ai chịu đưa tay ra giúp. Phú Hi Minh hết cách, đành đi loanh quanh mấy chỗ gần đây một lúc chứ nào dám đến những nơi quá vắng vẻ. Trước khi trời nhá nhem tối, gã chạy về nhà trốn. Sau khi đóng cửa kỹ càng, Phú Hi Minh tay cầm lưới đánh cá co ro run rẩy núp ở góc tường.

Bị muỗi đốt đến nửa đêm, bên ngoài không có động tĩnh gì, Phú Hi Minh cũng buồn ngủ lắm rồi, trong đầu thầm tự hỏi đêm nay mẹ có đến không? Vào lúc lồng ngực đập liên hồi gã nghe thấy tiếng mèo kêu thảm thiết. Cả người Phú Hi Minh lập tức căng thẳng, trái tim lẫn cổ họng như chết lặng khiến khuôn mặt gã trắng bệch, chỉ còn đôi tay gắt gao nắm chặt lưới.

Ngay sau đó, ngoài cổng vang lên tiếng đập cửa ầm ầm. Ba tiếng dài hai tiếng ngắn, Phú Hi Minh nước mắt tuôn rơi khi nghe thấy điều đó. Đến thật rồi, mẹ già của gã trở về thật rồi!

“Cạch” một tiếng, cánh cửa được đẩy mạnh từ bên ngoài vào. Một bà già mặt mèo tay chân cứng ngắc bước vào, với chiếc lưng còng, vừa khô vừa gầy, thậm chí có thể ngửi thấy mùi tử thi. Bà nghiêng đầu, cổ phát ra tiếng cót két, đôi mắt mèo màu xanh biếc sáng bừng trong màn đêm  tối trông thật kì dị.

Tuy rằng Phú Hi Minh đang sợ hãi tới mức tè ra quần, nhưng gã vẫn cố cắn răng và run rẩy từ góc tường đứng lên. Nhân lúc mẹ gã chưa tìm thấy mình, gã thu hết can đảm để nhảy ra ngoài, sau đó lấy cái lưới trói bà cụ lại. Thân hình gầy guộc của bà cụ bị nhốt trong lưới đánh cá tạm thời khó mà thoát ra được. Phú Hi Minh dốc hết sức trói mẹ mình như gói đòn bánh tét, rồi run rẩy nói: “Mẹ à, con cầu xin mẹ đừng quấy phá nữa! Mồ yên mả đẹp mẹ biết không? Đúng là con có đôi chỗ bất thường nhưng dù sao con cũng là con  ruột của mẹ, ông bà có câu hổ dữ không ăn thịt con mà! Con hứa từ nay vè sau, cứ mỗi khi Tết đến sẽ cúng bái hóa vàng cho mẹ đầy đủ, để cho mẹ một cuộc sống sung túc ấm no ở thế giới bên kia. Làm ơn, an tâm yên nghỉ đi mà!”

Bà cụ bỗng dưng thôi giãy giụa, Phú Hi Minh tưởng mình đã thuyết phục được bà, trong lòng vui mừng, ngoài miệng không ngừng khuyên bảo: “Mẹ, con cho mẹ…. A!”

Chưa kịp nói hết câu, Phú Hi Minh đã bị ném ra ngoài bằng một lực rất mạnh. Bà cụ dùng móng tay sắc nhọn xé một lỗ trên lưới đánh cá đang trùm trên người mình rồi nhìn gã bằng đôi mắt dữ tợn. Phú Hi Minh hoảng sợ ngã nhào xuống đất, sau đó lồm cồm bò ra ngoài, vừa chạy vừa hô: “Cứu tôi với!!!”

Hàng xóm làng giềng xung quanh bị tiếng la hét đánh thức: “Hình như là… bà cụ trở về rồi?”

“Trời ơi, xác chết vùng dậy là có thật kìa.”

“Tôi cứ tưởng hắn cố ý nói vậy để tiết kiệm vài ba đồng bạc tổ chức lễ tang chứ.”

“Bảo mẹ ngày mai đừng đi ra ngoài, lỡ đụng trúng rồi bị bà ấy cắn chết thì sao?”

“Tắt đèn mau lên, nhớ khóa cửa cẩn thận. Thề chứ, hú hồn hú vía à!”

Phú Hi Minh hô hào cả buổi nhưng không có ai ra giúp gã. Đôi con ngươi xanh biếc của bà cụ như sóng radar, dù gã có trốn ở đâu thì đối phương vẫn tìm thấy một cách dễ dàng, nếu không vì động tác chậm chạp chắc gã sớm bị bắt hơn trăm lần.

Mỗi lần bị phát hiện, Phú Hi Minh sẽ điên cuồng cúi lạy xin lỗi. Xui xẻo thay, bất kể gã có nói gì mẹ gã với khuôn mặt mèo chỉ tức giận nhe răng về phía gã, và những nơi móng tay dài sượt qua đều để lại một vết cào.

Phú Hi Minh lăn lộn một đêm tuy không bị bà cụ bắt được nhưng cũng bị dọa quá mức. Mặt trời cuối cùng ló dạng, tiếng gà gáy vang lên, bà cụ tặng cho gã một ánh mắt sâu xa rồi bỏ trốn lần nữa. Cả người Phú Hi Minh kiệt quệ, quần bị nước tiểu thấm ướt, gã mệt lả nằm vật trên mặt cỏ, không biết mình chạy tới đâu và cũng chẳng biết về nhà như thế nào.

Sức lực cạn kiệt, Phú Hi Minh nằm yên tại chỗ chìm vào giấc ngủ. Hai tiếng sau, gã bị người đi ngang qua đánh thức, đồng thời người kia cũng giật mình: “Tôi cứ tưởng mình gặp người chết, suýt nữa báo cảnh sát rồi.”

Phú Hi Minh đứng lên với khuôn mặt suy sụp, rốt cuộc cũng hiểu ra. Đúng thế, tại sao gã còn chưa báo cảnh sát? Mất mặt thì mất mặt vậy, mạng cũng sắp toi rồi thì tiếng xấu lan xa có đáng là bao.

Không lâu sau có hai vị cảnh sát nhân dân tới, thoạt nhìn khá lớn tuổi. Nghe Phú Hi Minh thuật lại đầu đuôi câu chuyện xong, hai người nhìn nhau, trong mắt không nói nên lời: “Thời đại nào rồi mà còn có xác chết vùng dậy?”

Phú Hi Minh chỉ vào mặt mình: “Tôi không hề nói đùa. Các anh thấy cái dáng vẻ chật vật này của tôi không, là do mẹ tôi đuổi theo đấy.”

Bác cảnh sát chậm rãi hỏi: “Cậu là Phú Hi Minh ư? Nghe danh đã lâu. Tôi nghe nói lúc mẹ cậu còn sống, anh không được hiếu thảo cho lắm.”

Khuôn mặt Phú Hi Minh không khỏi đỏ lên, gã nóng nảy đáp: “Tôi sẽ không trả lời những vấn đề khác. Tôi báo cảnh sát vì cơ thể của bà mất tích, và tôi muốn các anh giúp tôi tìm ra nó.”

“Thôi được rồi, cậu chờ một chút.” Sau đó vị cảnh sát ghi lại thông tin của gã: “Chúng tôi trở về gọi thêm người, cậu có thể tự mình tìm kiếm trước.”

Hai chú cảnh sát quay về cơ quan rồi kể lại vụ việc cho người trong đội cảnh sát, ai ai cũng cảm thấy mới mẻ cả, về chuyện tìm thi thể hay xác chết biết đi đều là những thứ họ mới nghe lần đầu. Thực tế, trong đội không có cảnh sát chính thức nào rảnh rỗi nên họ cử ra hai cảnh sát thực tập giúp hai chú kia tìm kiếm. Kết quả đến chiều vẫn không tìm được tung tích.

Sau sự kiện hôm qua, nhà nào nhà nấy trong thôn đều đóng chặt cửa. Hơn nữa, do họ sợ bà cụ tìm tới nên chẳng ai chủ động đưa tay ra giúp. Thấy trời chuẩn bị trở tối, Phú Hi Minh khư khư cố chấp bám lấy cảnh sát: “Các anh mà đi thì tôi sẽ bị bà ta giết mất.”

Cậu cảnh sát trẻ tuổi rốt cuộc chịu hết nổi: “Anh bị ảo tưởng hả? Một cái xác biến thành mèo rồi ám sát anh, anh… anh nên đi bệnh viện kiểm tra lại thì hơn.”

Trong đội cảnh sát người thì ít mà việc thì nhiều, thật sự không có thời gian dây dưa với những trường hợp không liên quan như vậy, lúc về còn phải viết báo cáo cho nên họ chỉ để lại một câu “Ngày mai quay lại” rồi bỏ đi.

Tinh thần Phú Hi Minh gần như suy sụp, hai đêm liên tiếp bị giày vò khiến bộ dạng của gã trông không giống một con người. Đêm đó quả nhiên bà lão lại trở về, vẫn là ba tiếng dài hai tiếng ngắn nhưng động tác không còn cứng đờ như trước, mấy lần suýt bắt được Phú Hi Minh. Gã ta chịu không nổi nên đã bỏ chạy khỏi thôn ngay trong đêm, chạy được bao nhiêu hay bấy nhiêu, bởi gã cũng không muốn ở lại cái chốn này một giây nào nữa.

Cố Diệp tính toán thấy thời gian sắp hết, nếu tiếp tục kéo dài không khéo lại xảy ra tai nạn mất. Vì thế cậu bèn lái xe qua bên kia đón người quen, sau đó vòng về bên này, trên đường đi gọi cho Phú Hi Minh một cuộc: “Giờ chúng tôi đang đến thôn của ông. Mong ông quay về, đừng đi lung tung đâu cả…”

Phú Hi Minh một đêm chạy mấy chục dặm. Xe thì bị vợ gã lấy mất, gã không có bản đồ hay thiết bị định vị, chỉ biết điên cuồng hoảng sợ chạy đến nửa đêm. Bây giờ gã đang ở đâu gã còn chẳng biết, sau đó nhận cuộc điện thoại nói gã quay về, gã trực tiếp ngồi sụp giữa đường, ôm bụng đói và khóc gào: “Đây là muốn tôi chết đúng không!”

————

Đây là lần đầu tiên Giải Thừa được ngồi trên một con xe thể thao ngầu như vậy. Hắn đi tìm đồ ăn vặt, vừa ăn vừa vui vẻ ngâm nga một bài hát nhỏ: “Cha em không mắng em hả? Ông già nhà em còn ngoan cố hơn cả sư phụ anh, ổng không chê em xa xỉ à?”

Khóe miệng Cố Diệp giật giật: “Anh biết rồi còn ráng hỏi! Cha em bảo cái xe này quá khoe khoang, ổng  nói em vẫn đang đi học, chỉ nên mua đại cái xe nào đó thay đi bộ là được, còn cái xe này vứt xuống tầng hầm để. Cho nên ổng mua cho em chiếc Land Rover có gì lái chơi chơi, nếu hỏng thì mua cái mới. Tóm lại, lái cái xe này nhìn giống mấy thằng nhà nhà giàu xốc nổi, rảnh rỗi thì đua xe cua gái.”

Tay đang bốc đồ ăn vặt của Giải Thừa bỗng khựng lại: “Land Rover… thay đi bộ?”

Phận nhà nghèo chưa mua nổi cái xe hơi không tài nào bắt kịp mạch não của dân nhà giàu các bạn!

Cố Diệp hào hứng nói tiếp: “Hên là mẹ em bao che, mẹ bảo cái xe này chưa tới năm trăm vạn, không mắc lắm cũng khá dễ kiếm vì thế sao không được xài? Mà ổng cũng thuận theo sở thích của bà, thấy cái xe này đơn sơ mộc mạc quá bèn đòi nhuộm đỏ hoặc bảy màu, như thế mới là phong cách.”

Giải Thừa hung hăng xé thêm hai gói bim bim của Cố Diệp, như bạo chúa độc đoán ăn thức ăn dự trữ: “Quý phu nhân nhà giàu có khác, sở thích quả nhiên không giống như chúng tôi, hahaha.”

Cố Diệp nhìn hắn và nói: “Chừa cho em bịch bim bim khoai tây với, món em thích nhất đó.”

Giải Thừa bốc một nắm lớn bỏ vào miệng, phồng mang trợn má mà nhai.

Bỗng có gì đó thôi thúc Cố Diệp ném quẳng hắn đi!

“Sức khỏe Đường lão dạo này sao rồi?”

“Cũng tạm được. Dù ông ấy không đi được, khả năng vận động còn hạn chế nhưng suy nghĩ vẫn sáng suốt lắm. Bảo mẫu ngày nào cũng đẩy ông ra ngoài tản bộ.” Giải Thừa bật cười: “Ông ấy ra công viên đánh cờ với mấy ông cụ ngoài đó suốt rồi thành công trở thành vua đánh cờ ở đó rồi!”

Cố Diệp buồn cười lây: “Vậy là tốt rồi, trở về được là may lắm rồi.”

Giải Thừa bỗng nảy lên một suy nghĩ: “Tranh thủ ông ấy còn sống mình phải tận tâm chăm sóc báo đáp ông ấy đề sau này không phải nuối tiếc điều gì.”

Phải đến gần trưa hai người mới có mặt tại thôn làng nhỏ trên núi của Phú Hi Minh. Lúc này, Giải Thừa đã ăn no nê, xúc động bảo: “Không khí ở đây trong lành thật. Anh không ngờ đế đô cũng tồn tại một nơi an nhàn như vậy, có núi có nước, quá thích hợp để mở du lịch.”

Cố Diệp ở phía sau lấy cái túi nằm trong vali ra: “Ăn cơm trước đã, chiều nay bận lắm đấy.”

“Ôi vãi lều! Em bí mật trữ hàng tồn!” Giải Thừa nhìn thấy đồ hộp và cơm mà Cố Diệp bày ra: “Em thế mà lại mang cơm tới thật!”

Cố Diệp bật cười: “Mẹ sợ em không quen khí hậu ở đây nên buổi sáng đã nhờ người nấu.”

Giải Thừa ăn không được nữa, tiếc nuối cầm lấy một hộp thịt lừa chậm rãi ăn: “Con có mẹ như bảo bối, con không mẹ như ngọn cỏ ven đường.”

Cố Diệp mỉm cười: “Chân thành đổi chân thành.”

Giải Thừa thở dài: “Chẳng qua em là một đứa con trai quan tâm săn sóc thôi, chứ ngoài kia đầy rẫy con cái vô tâm với cha mẹ.”

Cố Diệp biết ngay Giải Thừa đang ám chỉ về người sẽ được cứu hôm nay và một nụ cưới chế giễu xuất hiện ngay khóe miệng cậu ấy: “Ăn xong rồi nói.”

Cơm nước xong xuôi, hai người thấy một bóng người đàn ông bước đi loạng choạng gần cửa thôn, khoảng bốn mươi tuổi, nước da ngăm đen. Gã ta thấy một chiếc xe thể thao đậu trước cổng nên vô thức nhìn nhiều hơn chút. Cố Diệp hạ kính xe xuống, xoi mói nhìn người đang đến: “Ông là Phú Hi Minh phải không? Tôi là Cố Diệp.”

“Cố đại sư?!” Phú Hi Minh không nghĩ Cố đại sư trong truyền thuyết lại trẻ đến vậy, sau đó nhìn Giải Thừa vẻ mặt cười nhạo trong xe, sắc mặt chợt trấm xuống: “Các cậu là đại sư thật ư?”

“Không tin hả? Vậy thôi say bye nhé~”

“Xin đừng đi!” Phú Hi Minh gấp gáp chặn đường. “Hai vị đại sư xin cứu tôi! Chỉ cần tìm được thi thể mẹ tôi, sau đó chôn cất bà đang hoàng, cái gì tôi cũng đồng ý.”

Bên ngoài trời vô cùng nóng, trong xe lại có điều hòa nên cậu không tính xuống xe nói chuyện, một mực ở bên trong thương lượng với gã: “Muốn chúng tôi giúp, ông phải khai hết sự thật.”

“Những lời tôi nói đều là sự thật, tôi ra nông nỗi này đâu nào dám lừa dối các cậu.” Phú Hi Minh nhìn lại tình cảnh chật vật của chính mình, quần áo không nhận ra màu sắc ban đầu, gã vừa đói vừa nóng, hoa mắt chóng mặt. Khi nhìn thấy đồ ăn nước uống trong xe, gã liếm đôi môi nứt nẻ rồi đáng thương nói: “Lúc tôi trở về, mẹ tôi đã đi rồi, trên giường chỉ còn cái xác con mèo già bà nuôi. Tôi nghi ngờ chính con mèo gây ra chuyện xác chết vùng dậy và khuôn mặt của bà cũng biên thành mèo.”

Cố Diệp bĩu môi: “Nói thật.”

Phú Hi Minh vội vã nói: “Là cái xác đụng phải con mèo nên mới sống lại. Tôi thề!”

Cố Diệp lạnh nhạt hỏi lại: “Nếu biết mèo khiến người chết sống dậy, tại sao nửa đêm không có ai canh chừng? Mặc dù là sống dậy nhưng không phải cái xác nào cũng có thể đứng dậy được. Chỉ có những người không cam lòng và oán khí mãnh liệt trước khi chết mới có thể sống dậy. Ông đã làm gì khiến bà cụ bất mãn như thế?”

Phú Hi Minh lúng túng lau mồ hôi, chột dạ giải thích: “Cách đây mấy hôm mẹ gọi điện cho tôi bảo bà cảm thấy không thoải mái, giục tôi trở về. Nhưng lúc đó tội thật sự bận, không có thời gian rảnh để về, nên… Có lẽ bà giận vì điều này.”

Cố Diệp nghe không lọt lỗ tai bèn mắng: “Nói cách khác, nếu ông chịu về thì mẹ ông đã không chết.”

Khuôn mặt Phú Hi Minh tái nhợt lại và gã không dám đáp trả câu nào.

Cố Diệp tiếp tục hỏi gã ta: “Mẹ ông chết bao lâu ông mới về?

“Ừ thì, lúc ấy tôi…”

“Cái đậu xanh!” Giải Thừa chỉ vào mũi gã rồi chửi ầm lên: “Nếu lúc đó ông trở về, vậy tại sao không ai túc trực linh cữu?” Sang năm Đường lão cũng già rồi, điều này khiến Giải Thừa hiểu ra kết cục của những cụ già có tuổi không ai chăm sóc sẽ như thế nào, cho nên nhân lúc họ còn sống phải tận tùy báo hiếu.

Cố Diệp ấn vai Giải Thừa để giúp hắn lấy lại bình tĩnh: “Phú Hi Minh, nếu ông không nói thật, xin thứ lỗi chúng tôi không thể giúp được gì, dù sao chúng tôi phải biết được nguyên nhân mẹ ông tức giận chứ. Sau khi ông biết tin mẹ chết đã làm những gì?”

Phú Hi Minh sửng sốt trong giây lát, gã chợt ý thức được rằng Cố Diệp quả thật là một bậc thầy vì cậu đã nhìn thấu hết tâm tư của gã.

“Không nói ư?” Cố Diệp cười lạnh. “Chúng ta đi thôi.”

“Đừng đi! Hai vị đại sư xin giúp tôi!” Phú Hi Minh khuỵu xuống, quỳ gối trên mặt đất che mặt khóc: “Tôi còn hai đứa con! Tôi không muốn chết! Tôi sai rồi! Tôi xin thú nhận! Mẹ tôi có một phần bảo hiểm do chị tôi khi còn sống đưa cho. Tôi là người thu tiền bảo hiểm, một tháng mấy ngàn lận, tôi…” Phú Hi Minh nói đến đây lập tức nghẹn ngào: “Tất cả do tôi nghe lời vợ mình. Tôi có lỗi với bà!”

Giải Thừa ghét bỏ chen ngang: “Tức là sau khi nghe tin mẹ mình chết, anh không trở về lo tang sự mà chỉ đi nhận tiền bảo hiểm?”

Cố Diệp tức giận không kém: “Lúc mẹ ông còn sống, bà không nhận được tiền bảo hiểm mấy đúng không?”

Phú Hi Minh xấu hổ, chỉ muốn chui quách vào gầm xe cho xong: “Bà, bà ấy cũng không xài được. Mỗi tháng tôi đều cho bà tiền tiêu vặt.”

Giải Thừa nghe xong giận dữ mắng: “Sao lại nuôi một đứa như ông chứ! Đến quạ đen còn biết báo đáp, ông thì sống không bằng một con chim.”

Cố Diệp nhếch mép cười: “Ông đã bao giờ nghe qua câu ngạn ngữ này chưa? Mèo già ngủ trong phòng, từ đời này sang đời đời khác, ông đối xử với mẹ ông như thế, sau này khi về già, hừ.”

Phú Hi Minh rõ ràng bị câu nói này dọa sợ mất mật: “Không, không thể nào.”

“Có hay không đó là chuyện của ông.” Cố Diệp xem thời gian rồi buông một câu lạnh lùng: “Cứu ông thì cũng được thôi, nhưng mà, phải xem ông có chịu nổi giày vò không đã?”

Phú Hi Minh sáng mắt lên: “Tôi có thể.”

“Gọi vợ ông về, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.” Cố Diệp lạnh mặt nhìn đối phương: “Tôi hy vọng vợ ông cảm nhận được nỗi đau này. Tối nay sẽ tìm thấy thi thể của bà cụ thôi. Hai người không bày tỏ chút nào, làm sao an ủi bà cụ trên trời có linh thiêng?”

Phú Hi Minh vội vàng gọi điện cho vợ mình. Cô ta không chịu về nên hai người đương nhiên xảy ra mâu thuẫn với nhau.

Giải Thừa thì căm ghét nhìn gã: “Cứu loại người này thật quá sức ghê tởm.”

Ánh mắt Cố Diệp trở nên lạnh lẽo: “Lùi một bước để bà ấy mồ yên mả đẹp. Đối với người số mệnh ngắn ngủi, đến thời điểm phải chết thì không thể nào tránh khỏi.”

Bạn đang đọc Đến Cả Người Què Cũng Bị Tôi Lừa Đứng Dậy của Hắc Miêu Nghễ Nghễ

Thông Tin Chương Truyện

  • Đăng bởi

    TruyenYY Pro

  • Phiên bản

  • Thời gian

    2y ago

  • Lượt đọc

    0

  • Đọc chương VIP load siêu nhanh trên ứng dụng dành riêng cho iOS và Android. Nhấn vào link sau để tải ngay nhé!