CHƯƠNG 1032: KẺ ĐỊCH Ở BỐN PHÍA
- Phụ thân, ngày đó người nói với huynh đệ A Cốt Đả những gì vậy, hơn nữa cuối cùng còn phải cho nổ mật thất bằng thuốc nổ, có nhất định phải làm như vậy không?
Trên xe ngựa, Triệu Tín vẻ tò mò hỏi Triệu Nhan. Ngày đó sau khi đánh nổ huynh đệ A Cốt Đả, để đề phòng vạn nhất, Triệu Nhan lại sai người xuống dưới kiểm tra, kết quả phát hiện cả mật thất đều đã sụp xuống, lật mở đống đá vụn có thể tìm ra một vài mảnh máu thịt nát bét, có thể nói huynh đệ A Cốt Đả đã chết đến không thể chết hơn, hắn mới an tâm trở về ngủ một giấc thật ngon, tảng đá cực lớn trong lòng kia rốt cuộc cũng có thể hoàn toàn gỡ bỏ.
- Trẻ con hỏi nhiều thế để làm gì, ngốc thì ngoan ngoãn đàng hoàng đi, hoặc ngủ hoặc đọc sách, đừng quấy rầy ta suy nghĩ!
Triệu Nhan nghe đến đó cũng trợn mắt với Triệu Tín một cái. Ngày đó hắn đã nói những gì với A Cốt Đả hắn tuyệt đối sẽ không nói cho bất luận một ai, kể cả là con trai của mình cũng vậy. Cũng không phải lo lắng sẽ để lộ bí mật, mà hắn không biết sau khi mình nói ra thân phận thật sự sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con trai mình, cho nên bí mật này hắn vẫn định sẽ mang theo xuống mồ.
- Con chỉ tò mò một chút thôi mà!
Bị phụ thân trách cứ một hồi, Triệu Tín nhỏ giọng thì thầm một tiếng, sau đó cúi đầu không dám nói gì nữa. Thật ra thì con người y từ nhỏ đã có lòng hiếu kỳ cực kỳ mãnh liệt, điểm này cũng giống đại ca Triệu Giai của y, có điều lòng hiếu kỳ của Triệu Giai dùng để khám phá thế giới và đại dương, lòng hiếu kỳ của Triệu Tín lại dùng để thám thính những bí mật còn ẩn giấu, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu y gia nhập Hoàng Thành Ty.
Triệu Nhan cũng không thèm để ý tới sự bất mãn của nhi tử, lập tức quay lại nghĩ về tâm sự của mình. Chuyện bên phía Kim quốc này coi như đã hoàn toàn được giải quyết, có Dương Hoài Ngọc trấn giữ ở đây, cũng sẽ không xảy ra loạn lạc gì, chỉ chờ tới lúc ông ấy hoàn toàn tiếp nhận Kim quốc, sau đó tiến hành phái quân đội và quan viên tới đó thống trị, như vậy thì không cần tới mấy năm, Hoàng Long phủ sẽ hoàn toàn nằm dưới sự thống trị của Đại Tống. Về phần số ít người Nữ Chân trong núi rừng kia thì có thể vừa đấm vừa xoa để bọn chúng ra khỏi núi rừng. Thật ra bộ phận người Nữ Chân này cũng không nhiều lắm, bất luận bọn họ có đồng ý ra khỏi núi rừng hay không cũng không uy hiếp quá lớn đến Đại Tống. Hơn nữa dựa vào sự phát triển của Đại Tống, nhất định sẽ từng chút từng chút ăn sâu tới núi rừng phương bắc, từ đó tiến thêm một bước gây sức ép tới không gian sinh tồn của người Nữ Chân. Đến lúc đó bọn chúng không muốn cũng phải đi ra.
Kim quốc đã là kẻ địch cuối cùng ở phía bắc Đại Tống, xa hơn về phía bắc chỉ là băng nguyên mênh mông vô bờ, nơi đó có một vài người Tungus sinh sống. Những người này mặc dù tính tình hung hãn nhưng bởi vì hoàn cảnh khắc nghiệt đã dẫn tới việc số lượng người của bọn chúng hết sức thưa thớt, cũng không hình thành nên uy hiếp gì đối với Đại Tống. Về phần những dân tộc du mục ở thảo nguyên phương bắc cũng đã bị Đại Tống khống chế một cách vững vàng, đường sắt và đường thủy nê cũng được xây dựng khiến thảo nguyên trở thành một con đường cái, cũng khiến cho quân đội Đại Tống có thể tới bất kì ngóc ngách nào trên thảo nguyên, nhờ vào đó, các bộ lạc trên thảo nguyên cũng chỉ có thể biết điều mà sống dưới sự cai trị của Đại Tống, huống chi cùng với sự phát triển về thực lực kinh tế của thảo nguyên, rất nhiều bộ lạc cũng bắt đầu định cư, phương thức sống cũng không khác gì người Tống, điều này cũng làm cho bọn họ càng không cách nào thoát khỏi sự thống trị của Đại Tống.
Vấn đề phía bắc được giải quyết, Đại Tống ở Tây Vực cũng từng bước lớn mạnh, có điều Đại Tống đã cố hết sức tránh xung đột với đế quốc Seljuk, cũng không phải là sợ bọn họ mà bởi vì Tây Vực quá sâu và rộng, quốc lực Đại Tống lại không cho phép họ có thể hoàn toàn xâm lấn Tây Vực, vì vậy trong mấy năm kế tiếp, Đại Tống đều sẽ chỉ củng cố những thành quả chiến tranh đã có được của mấy năm vừa qua, thuận tiện giải quyết một số vấn đề của dân tộc Thổ Phiên mà thôi.
Nói đến quốc gia Thổ Phiên này, mặc dù lớn mạnh nhất thời nhưng lại bị Phật giáo làm hỏng căn cơ, hiện tại Thổ Phiên sớm đã chia năm xẻ bảy, cả đất nước cũng không có lấy một người nào, không có lấy một chính quyền thống nhất nào, nhưng Đại Tống lại chỉ chiếm cứ bên ngoài Thổ Phiên, cũng không trực tiếp công chiếm nơi này, nguyên nhân chủ yếu chính là vì tộc Thổ Phiên thuộc cao nguyên, cao nguyên chính là chiếc ô của bọn họ, quân đội Trung Nguyên đến đó căn bản không thích ứng được, ngoài ra những người Thổ Phiên vừa nghèo đói vừa hung dữ, dù có chiếm cứ được vốn cũng không có giá trị gì quá lớn, hơn nữa người Thổ Phiên chỉ lo nội loạn, Phật giáo thống trị lại khiến họ không có cách nào có thể nổi dã tâm khuếch trương ra bên ngoài, từ đó có thể thấy Thổ Phiên đối với Đại Tống trở nên vô ích.
Có điều cứ tùy ý để Thổ Phiên náo loạn như vậy cũng không phải biện pháp. Mặc dù có ảnh hưởng của Phật giáo cũng không ai dám bảo đảm sau này bọn họ sẽ không thống nhất trở lại, cho nên trước khi Triệu Nhan đến, mấy người Triệu Hú đã thương nghị sẽ tiến hành một lần xâm lấn về kinh tế đối với Thổ Phiên, từ đó đạt được mục đích khống chế Thổ Phiên về mặt kinh tế. Làm vậy có một điểm hay là không cần dùng tới vũ lực, giảm bớt được tổn thất về phương diện binh lực và tài lực cho quốc gia, thậm chí còn có thể mang lại chút lợi ích về kinh tế. Dĩ nhiên về lực khống chế khẳng định không thể bằng được so với chiếm cứ bằng vũ lực, nhưng vấn đề cũng không lớn. Có đôi khi nếu khống chế tốt về kinh tế, thậm chí cũng không kém bao nhiêu so với việc chiếm lĩnh bằng vũ lực.
Nói tóm lại vấn đề ở phía tây không lớn, có điều lại tồn tại không ít vấn đề ở phía nam Đại Tống. Mặc dù Nam Dương đã sớm bị Đại Tống khống chế nhưng phía nam Đại Tống không chỉ có Nam Dương, còn có Đại Lý cùng với một vài nước trên bán đảo Đông Nam. Trong đó vấn đề Đại Lý cũng rất dễ giải quyết, quốc gia này từ nhiều năm trước đã thỉnh cầu được trở thành nội phụ, thứ nhất là quốc nội Đại Lý tồn tại mâu thuẫn nặng nề, nhà họ Đoàn và nhà họ Cao vì hoàng quyền mà tranh đấu không nghỉ, lực thống trị với quốc nội tụt dốc không phanh, trong nội bộ Đại Lý nổi lên phản loạn tứ phía, nếu không có ngoại lực gia nhập, sớm muộn cũng sẽ mất nước. Thứ hai, những năm này Đại Lý tăng cường giao dịch với Đại Tống, kinh tế của Đại Lý dường như hoàn toàn phụ thuộc vào Đại Tống, trao đổi trong dân gian sớm đã tuy hai mà một, thậm chí có thể nói, nếu không có Đại Tống, kinh tế Đại Lý lập tức sẽ không trụ nổi.
Ngoại trừ hai nguyên nhân trên, còn một vài vấn đề khác, những điều này đều khiến cho Đại Lý mấy lần đề xuất làm nội phụ, có điều ý kiến của nội bộ Đại Tống đối với chuyện này cũng không thống nhất, cho nên tạm thời vẫn chưa đồng ý.
So với đó, một số nước trên bán đảo Đông Nam lại gây phiền toái khá lớn. Bởi vì trên bán đảo Đông Nam khắp nơi đều là rừng mưa, địa hình lại hết sức phức tạp, trình độ văn minh vô cùng thấp, cực kỳ bài xích đối với người bên ngoài, căn bản không thích hợp cho việc phái quân đội đi trước, nhưng nếu không phái binh chinh phục, những người thổ dân trong rừng mưa kia thỉnh thoảng sẽ tới quấy rối, vì thế Đại Tống cũng hết sức đau đầu. May là những thổ dân này số lượng có hạn, ngoại trừ khi gặp phải thiên tai, nếu không cũng rất ít chủ động tấn công người ngoài, vì thế Đại Tống chỉ có thể cố hết sức yêu cầu người của bản quốc không tiếp xúc với những thổ dân này để tránh gặp phải nguy hiểm ngoài ý muốn.
Cuối cùng chỉ còn lại vấn đề phía đông Đại Tống. Phương hướng này Đại Tống cũng không có kẻ địch nào cường đại, chỉ có hai nước Cao Ly và Oa quốc, trong đó Cao Ly giống như Đại Lý, cũng mấy lần thỉnh cầu được trở thành nội phụ nhưng Đại Tống từ trước vẫn không đồng ý. Theo đó, cuối cùng cũng chỉ còn lại có Oa quốc chưa có cách giải quyết. Nghĩ đến đảo quốc này, Triệu Nhan thoáng cái híp mắt lại.