Chương 032: [Dịch] Gia Phụ Hán Cao Tổ

Sửa sai quay về đúng.

Phiên bản dịch 7522 chữ

"Trước kia ở đất Sở, tại hạ đã nhìn ra Lưu Bang lòng mang ác ý, liền đề nghị đại vương liên lạc với Hoài Nam vương, Lương vương ra tay trước, vây công Lưu Bang. Nhưng ngài không nghe tại hạ, còn nói Hoài Nam vương và Lương vương không xứng phân chia thiên hạ với ngài, cố chấp muốn đợi binh mã đất Sở lớn mạnh rồi mới một mình ra tay, đó là sai lầm thứ nhất của đại vương."

"Về sau Lưu Bang gọi đại vương tới nghênh tiếp, tại hạ đã bảo ngài đừng đi, ngài lại nói Lưu Bang không dám ra tay với mình, đi một mình, kết quả bị Lưu Bang bắt sống. Đó là sai lầm thứ hai mà đại vương phạm phải."

Hàn Tín cười khinh bỉ, nhưng vẫn không nói gì.

"Lần này tại hạ tới là hi vọng đại vương có thể ghìm cương trước vực thẳm, sữa chữa lại sai lầm lúc đầu phạm phải."

"Ồ, sửa chữa ra sao, bù đắp thế nào?"

"Tại hạ từ đất Đại tới, nghe nói Trần Hi trước khi rời Trường An tới nước Triệu, đại vương từng gọi ông ta tới phủ."

"Ta quên rồi."

"Đại vương nói với ông ta: Địa khu ngài trấn thủ là nơi tụ tập của tinh binh thiên hạ. Mà ngài lại là thần tử mà bệ hạ sủng hạnh nhất. Nếu như có người tố cáo ngài tạo phản, bệ hạ nhất định sẽ không tin, tố cáo lên lần nữa, bệ hạ sẽ hoài nghi, ba lần tố cáo, bệ hạ ắt sẽ nổi giận xuất binh tới tiêu diệt. Ta khởi sự từ trung ương, ngươi khởi sự ở địa phương, hai người chúng ta hợp tác, có thể lấy được thiên hạ."

Nghe được câu ấy, Hàn Tín rốt cuộc không ngồi yên được nữa, đứng bật dậy hỏi:" Làm sao ngươi biết rõ ràng như thế?"

Văn sĩ nhếch miệng cười đứng dậy, ông ta tự tin nói:" Tại hạ còn biết, đại vương vì khởi sự ở đô thành, cho nên mới thu thằng nhãi kia làm đệ tử, từ chỗ nó có thể tìm hiểu tình hình trong cung, nếu cần còn có thể thông qua nó đánh vào hoàng cung, phải thế không?"

Trên mặt Hàn Tín xuất hiện do dự, vậy mà không trả lời.

Văn sĩ cả kinh hỏi:" Không lẽ đại vương lại thật lòng thu nhận thằng nhãi đó làm đệ tử?"

"Đương nhiên không phải, như ngươi đã nói, ta chỉ lợi dụng nó thôi." Hàn Tín trở nên nóng nảy:

Nhưng câu này lại khiến văn sĩ thêm lòng tin, mỉm cười nghiêm túc nói:" Xin để tại hạ nói cho ngài biết thế cục thiên hạ."

"Đất Đại sắp có biến, đó là điều tất cả mọi người đều nhìn ra, nếu như Lưu Bang xuất binh thảo phạt đất Đại, Hoài Nam vương và Lương vương tất nhiên sinh e sợ. Hoài Nam vương trước kia từng có liên lạc với đại vương, lòng mang chí lớn, mấy năm qua ông ta chiêu binh mãi mã. Nước Hoài Nam cũng có một đội quân chinh chiến được, nếu thực sự xảy ra chiến sự, dù Lưu Giao và Lưu Cổ tả hữu giáp kích, cũng chưa chắc đánh bại được ông ta."

"Lưu Giao chẳng qua dựa vào thân phận đệ đệ của Lưu Bang mà làm vương, còn Lưu Cổ tuy có quân công, nhưng còn kém xa Hoài Nam vương, chẳng qua là hạng tiểu bối mà thôi."

"Ở đất Đại, Yến Vương càng chẳng chịu nổi một đòn, tuyệt đối không phải là đối thủ của Trần Hi, Lưu Phì càng chỉ là một thằng nhãi, không có năng lực gì."

"Nam bắc đồng thời khởi sự, Lương vương ở giữa, chỉ cần Hoài Nam vương và đất Đại có thể đánh bại Yến, Sở, Kinh Tề, thì Lương vương nhất định sẽ ngả về phía chúng ta, quá nửa thiên hạ trong tay chúng ta. Khi Lưu Bang sứt đầu mẻ trán, ngài dẫn người đánh vào hoàng cung, giết chết Lữ Trĩ và Lưu Doanh, lấy thiên hạ dễ như trở lòng bàn tay."

Nghe những lời ấy của văn sĩ, Hàn Tín chẳng hề tỏ ra kích động hoặc có bất kỳ cảm xúc gì. Ông ta là Hàn Tín, ông ta không cần người khác nói với mình cũng nhìn ra được thế cục thiên hạ, có lẽ ông ta còn nhìn xa hơn vị văn sĩ trước mắt này, dù sao ông ta cũng là Hàn Tín.

Nhưng Hàn Tín mãi không quyết được, có lẽ là vì tính cách liều lĩnh, có lẽ là vì năm xưa bất đắc chí. Tóm lại, ở phương diện chính trị, Hàn Tín là người khác ở phương diện quân sự. Khi đánh trận Hàn Tín vô cùng dứt khoát, không chút đắn đo, nói làm là làm tuyệt đối không chần chừ, rất ít người có thể chống đỡ trong tay ông ta quá lâu.

Nhưng một khi liên quan tới phương diện khác, Hàn Tín liền trở nên chần chừ, mãi không đưa ra được một chủ ý nào. Năm xưa ở nước Đại, vị văn sĩ này nhiều lần khuyên ông ta ra tay sớm, chẳng lẽ ông ta không nhìn ra Lưu Bang bắt đầu hoài nghi mình sao? Nhưng ông ta vì đủ loại do dự, thế là kéo dài tới lúc bị Lưu Bang bắt sống.

Lần này cũng lại là một lựa chọn nữa đặt trước mặt ông ta, ông ta lại lần nữa do dự, bắt đầu suy nghĩ được mất. Chỉ khác là, lần này bên cạnh ông ta không chỉ có một kẻ dã tâm khuyên ông ta tạo phản.

Người có thể trọn vẹn mọi mặt là vô cùng hiếm có, còn người lệch nghiêm trọng về một mặt nào đó cũng không nhiều.

Hàn Tín là một người lệch nghiêm trọng đó, năng lực quân sự của ông ta trọn điểm, còn ở các mặt khác thì ông ta là người tương đối trung dung. Nếu nói thật ra, Lưu Trường kỳ thực cũng là người như thế, hắn ở trên lịch sử là một người sức lực trọn điểm, còn các mặt khác chỉ là phụ. Hắn từng biểu diễn nâng đỉnh trước mặt mọi người, khiến người ta hoài nghi y họ Lưu hay họ Hạng, từng dùng một cái chùy sắt lớn đánh chết Ích Dương hầu Thẩm Thực Kỳ, sai tùy tùng cắt đầu ông ta.

Đầu thời Hán, người phát triển toàn phương diện đại khái chỉ có Tào thừa tướng, bất kể là quân sự, nội chính, vũ dũng cá nhân, mặt nào ông ta cũng "hiểu qua". Có thể làm tướng quân, làm tiên phong, làm thừa tướng, hiệu xưng là Đại Hán đệ nhất dầu vạn kim (*). Khả năng võ lực cá nhân của ông ta không bằng Phàn Khoái, đánh trận không bằng Hàn Tín, mưu lược không bằng Trương Lương, nội chính không bằng Tiêu Hà, nhưng thế đã là kỳ tài rồi.

Khi Lưu Phì về tới nước Tề, Tào thừa tướng dẫn quần thần nước Tề tới đón hắn.

À, Tào thừa tướng này không phải Tào thừa tướng kia đâu nâu nhé, ông ta thấp đậm chắc nịch, làn da khá trắng, chẳng giống võ tướng lắm. Ông ta từng là ngục lại ở Bái Huyện, chính là tiểu lại quản lý nhà giam, là cấm dưới của Tiêu Hà, đoán chừng thường ngày tiếp xúc với Lưu Bang không ít, qua lại nhiều thành quen.

Người này thanh danh ở đời sau không rõ ràng, danh tiếng lớn nhất là ở thành ngữ Tiêu quy Tào tùy. Rất dễ khiến làm người ta hiểu lầm ông ta chỉ biết làm theo lời Tiêu Hà. Thực tế sau khi theo Lưu Bang khởi binh, ông ta đánh vô số trận, thanh danh của Hàn Tín lớn, nhưng Hàn Tín chẳng đánh nhiều trận như Tào Tham.

Sau khi lập quốc, Lưu Bang phái người tính toán công lao của các tướng quân.

Sổ công lao của Tào Tham viết như thế này: Từng đánh hạ hai nước chư hầu, một trăm hai mươi hai huyện. Bắt sống hai chứ hầu vương, ba thừa tướng nước chư hầu, sáu tướng quân, một quận thủ, tư mã, quận hậu, ngự sử.

Sau khi tiêu diệt Hạng Vũ, chư hầu liên danh viết ( khuyên tiến biểu) cho Lưu Bang, tiến cử ông ta làm hoàng đế. Lưu Bang sau đó xưng đế, bày tiệc lớn đãi quần thần ở nam cung Lạc Dương, trong bữa tiệc, chén qua chén lại, quần thần chung vui, ông ta hỏi:" Các khanh nói thật đi, vì sao trẫm lấy được thiên hạ?"

Quần thần ý kiến bất nhất, Lưu Bang tự bốc phét:" Bày mưu tính kế, quyết thắng ngàn dặm, trẫm không bằng Tử Phòng. Trấn quốc gia, phủ bách tính, cấp quân nhu, chia quân lương, trẫm không bằng Tiêu Hà. Chỉ huy trăm vạn đại quân, đánh là thắng, công là hạ, trẫm không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là hào kiệt trong loài người, họ nghe lệnh trẫm, nên mới có được thiên hạ."

Câu nói này của ông ta quyết định Hán sơ tam hào kiệt, Tào Tham lại không vui lắm, ông ta tự nhận, công lao của mình không kém ba người đó.

(*) Dầu vạn kim, giống cao con hổ nước mình ấy, một thời bệnh quái gì cũng bôi một ít, hàm ý nói tới thứ vạn năng. Nhà mình cũng có dầu vạn kim, một loại đỏ một loại trắng, ngoài in hình con hổ. Nào côn trùng đốt, đau vai, đau cơ, đau bụng, cảm lạnh ...v..v.. nói chung mấy bệnh lặt vặt mang dầu này ra dùng khỏi cần nghĩ.

Bạn đang đọc [Dịch] Gia Phụ Hán Cao Tổ của Lịch Sử Hệ Chi Lang

Thông Tin Chương Truyện

  • Đăng bởi

    TruyenYY Pro

  • Phiên bản

    dịch

  • Thời gian

    1y ago

  • Lượt đọc

    246

  • Đọc chương VIP load siêu nhanh trên ứng dụng dành riêng cho iOS và Android. Nhấn vào link sau để tải ngay nhé!