Đây là suy nghĩ bên trong khuôn mặt vô cảm của Trần Trứ.
Duẫn Uyến Thu chắc đã “ngạc nhiên” từ trước, khi bà ấy đưa bài thi cho Trần Trứ, thậm chí còn nói thêm một câu: “Bài làm văn của em thật ra phải trải qua cuộc thảo luận của toàn bộ tổ chấm điểm môn Ngữ văn, cuối cùng chính tổ trưởng giảng dạy đưa ra quyết định cho em điểm số cao là 58 điểm.”
Điểm cho bài làm văn là 60, nên 58 điểm quả thật rất cao.
“Cô Duẫn, các giáo viên đã thảo luận về điểm gì vậy ạ?”
Trần Trứ tò mò hỏi.
Bài làm văn lấy chủ đề “chạy theo phong trào” làm chủ, và bài viết không dưới 800 từ.
Trần Trứ đã đưa chương trình “Super Girl” phổ biến ngày nay để làm phần mở đầu, chỉ trích hiện tượng tất cả các đài truyền hình địa phương chạy theo xu hướng tuyển chọn tài năng.
Duẫn Uyến Thu suy nghĩ một lúc: “Hình như bọn họ cho rằng dàn ý bài làm văn của em quá cao so với một học sinh cấp ba, hở ra là đẩy nó lên ngang tầm với toàn tỉnh, toàn quốc, thế nhưng…”
Duẫn Uyến Thu là giáo viên dạy Toán, bà ấy không hài lòng với những lời giải thích mơ hồ của các giáo viên môn Ngữ văn này, nên nói thẳng: “Thế nhưng em không cần phải lo lắng về điều đó, chỉ cần là bài văn có thể đạt điểm cao thì nó là bài văn hay!”
Trần Trứ gật đầu, anh đã hiểu vấn đề.
Trước đây anh đã từng viết tài liệu ngành cấp tỉnh, nhìn nhận vấn đề nào cũng ở tầm cao nên tư duy của anh không thể thay đổi trong một sớm một chiều được.
Vì vậy, việc giáo viên chấm điểm bất đồng là điều dễ hiểu, bản thân anh cũng nên chú ý hơn. Lỡ như trình độ của giáo viên chấm bài thi không tới, đọc không hiểu bài văn anh viết thì phải làm sao. Lần tới khi làm văn, anh sẽ viết dân dã hơn một chút.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, điều đáng kinh ngạc là vào thời điểm này của học kỳ hai năm cấp ba, điểm số vẫn có thể được cải thiện đáng kể.
Trần Trứ trở về chỗ ngồi, nhìn Hoàng Bách Hàm đang ngơ ngác, không khỏi cười toe toét: “Này em yêu, tôi vừa mới đi lấy bài thi có chút xíu, cậu đã không nhận ra tôi rồi sao?”
Hoàng Bách Hàm không để ý tới lời trêu chọc, ánh mắt lơ đễnh, ngay cả giọng nói cũng khô khốc: “Trần Trứ, cậu có biết không, tổng điểm của cậu hơn 650 rồi đấy.”
Trần Trứ hơi sửng sốt, hình như là vậy!
Toán 145, Vật lý 140, Hóa học 141, tiếng Anh 92, Ngữ văn 136, tổng điểm 654!
Con số 654 đểm ở thời đại này là trình độ cỡ nào?
Năm 2007, điểm chuẩn của Đại học Bắc Kinh ở phía Việt Đông là 653.
Mô hình thi tuyển sinh đại học khu vực Việt Đông năm 2007 tuy có một số điều chỉnh, nhưng vẫn là mô hình 3 + 2, mỗi môn đủ điểm là 150, tổng điểm là 750.
Ngay cả điểm chuẩn cũng được chia ra một cách đơn giản và khắt nghiệt:
550 điểm trở lên có thể vào đại học trọng điểm.
600 điểm trở lên có thể vào đại học thuộc dự án 985, còn dự án 211 thì chọn đại cũng được.
650 điểm trở lên thì chạm được đến ngưỡng cửa thiên đường, có thể vào hai đại học top 2 là Thanh Hoa hoặc Bắc Đại.
Nếu khoảng 700 điểm, có thể tùy ý chọn bất cứ trường học nào, chuyên ngành nào trong nước.
Điểm thi thử của Trần Trứ là 654, số điểm này giúp Trần Trứ vốn muốn “bảo toàn vào Đại học Công nghệ Hoa Nam, chạy nước rút vào Đại học Trung Sơn”, một bước lên mây, có thể bứt phát vào Đại học Bắc Kinh.
Chẳng trách Đại Hoàng không chấp nhận được, cứ như thể cậu ta vừa vô tình ăn trúng phân. Vốn dĩ hai người họ chỉ cách nhau 10 điểm rất nhỏ, nhưng bây giờ đã trở thành một khoảng cách rất lớn.
Hoàng Bách Hàm, người vẫn mỉm cười khi được phát bài thi môn tiếng Anh, bây giờ cảm thấy như có một hòn đá đè lên ngực, cậu ta nói với Trần Trứ bằng cái giọng nghẹt thở: “Cho tôi xem bài thi Ngữ văn của cậu một chút.”
Thật ra nụ cười không hề biến mất, mà chỉ chuyển từ người này sang người khác, nhưng Trần Trứ không đành lòng chọc tức người anh em của mình, nên anh ngoan ngoãn đưa bài thi ra: “Đây.”
Ngay lúc Trần Trứ đang định an ủi Đại Hoàng lần nữa, giáo viên chủ nhiệm Duẫn Uyến Thu, người đã phát toàn bộ bài thi, đột nhiên đi giày cao gót da đến trước mặt Trần Trứ, dùng đốt ngón tay gõ gõ lên bàn học: “Hãy đến văn phòng với tôi.”
Trần Trứ không hề ngạc nhiên, bọn họ quả thật cần phải tìm hiểu rõ tình hình với sự tiến bộ vượt quá mức bình thường thế này.
Văn phòng rất sôi động, hầu như trước bàn giáo viên nào cũng có một học sinh đứng đó, chắc toàn là những học sinh đã phát huy không tốt trong kỳ thi thử lần thứ nhất.
Thật ra những học sinh được giáo viên hẹn nói chuyện đều là những người vẫn còn có khả năng cứu rỗi, bởi vì “hẹn nói chuyện” đồng nghĩa với việc hy sinh thời gian và sức lực của chính giáo viên đó.
Nếu bài thi bị 0 điểm, giáo viên không còn gì để nói nữa, hầu hết đều sẽ bỏ mặc học sinh ấy.
Duẫn Uyến Thu ngồi trên ghế, bà ấy uống vài ngụm nước vỏ quýt ngâm trong cốc giữ nhiệt rồi nhàn nhã chải tóc.