Chương 22: Họa Quốc - Thức Yến

22

Phiên bản 8966 chữ

Phong Tiểu Nhã chỉ nói thế nhưng Tạ Trường Yến đã không còn ngây thơ như ngày trước, nàng đáp: "Củi lửa của Ngọc Kinh theo giá của loại tốt nhất hiện là một gánh tám văn tiền, đủ để đổi lấy một lạng hạt cải trắng.

Cải trắng ba tháng thu hoạch, giá một cân hai văn tiền.

Trong viện này, trừ một ít giữ lại ăn thì còn lại cũng khoảng năm trăm cân, một ngàn văn đổi được bảy mươi quả trứng gà, một tháng sau trứng nở, nuôi nửa năm là bán được, hai mươi tám con gà trống đổi một con cừu...!ừm, mất khoảng mười tháng." Vậy mà bị nàng ăn sạch trong một bữa, chả trách thiếu niên chán chường như thế.

Phong Tiểu Nhã nhìn nàng như kinh hoàng, như cảm khái.

Tà dương như tấm vải bông phủ lên ngọn núi.

Tạ Trường Yến nhìn vẻ mặt của Phong Tiểu Nhã mà không khỏi cảm thấy ngọt ngào: muội không lãng phí thời gian tí nào.

Trong mấy ngày ra đường dạo chơi, nàng đã chuyên tâm chú ý đến vật giá ở Ngọc Kinh, thế nên bây giờ mới trả lời được câu hỏi của y.

Muội rất không tệ đúng không? Không làm mất mặt huynh đúng không?

Vậy nên...!muội sẽ quên đi tạp niệm không nên có trong lòng, học cách bình thản đối mặt với huynh, cố gắng học hỏi thu hoạch để trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn.

"Ta chưa thấy người nào thích đức nhân như thích cái đẹp." Đến Khổng thánh nhân cũng từng nói chưa từng thấy ai yêu thích đạo đức như yêu thích cái đẹp.

Nhưng bởi gặp một người mà trở nên tốt đẹp, xưa nay không thiếu.

Chỉ cần ghi nhớ tâm chí, giữ gìn lễ phép thì có gì phải sợ?

Năm xưa Khổng Tử gặp Nam Tử chắc hẳn cũng đã nghĩ như thế.

Sư huynh, đây là dụng ý của huynh khi lấy điển cố này ra để nói với mẹ muội sao?

Có cơn gió thổi qua, thiếu nữ mười ba tuổi mỉm cười, đưa tay vén mái tóc.

Dưới ánh nắng có thể trông thấy những sợi lông tơ nho nhỏ ánh vàng trên khuôn mặt nàng.

Phong Tiểu Nhã nhìn nàng tựa như nhìn một chú nhộng.

Tạ Trường Yến nhìn lửa than đang cháy trong lò rồi rưới một ít nước lạnh vào trong.

Than cháy đỏ gặp nước lạnh lập tức bốc khói trắng, làn khói ấm áp bay lên.

Tạ Trường Yến hơ tay: "Thật khó tin, mới tháng chín mà đã lạnh thế này rồi." Ngọc Kinh không hổ với danh xưng Băng Thành.

Lúc này, Trịnh thị đẩy cửa đi vào, tay cầm một đôi giày.

Tạ Trường Yến đứng dậy hành lễ: "Mẹ..."

Trịnh thị giữ nàng lại: "Đừng nhúc nhích.

Con thử giày mới xem." Nói xong bà mang giày lên giúp nàng.

Trên giày, cánh hoa thược dược từ màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ, yểu điệu thướt tha động lòng người.

"Truyền thuyết nói rằng Hoa Thần vì muốn cứu chúng sinh nên đã trộm tiên đan của Vương Mẫu rồi rải xuống nhân gian, biến thành thược dược.

Từ đó ở Hoa Giới thược dược thứ nhất, mẫu đơn thứ hai." Ánh mắt Trịnh thị nhìn Tạ Trường Yến như ngắm một đoá hoa thược dược đang độ nở rộ, "Mong con gái cũng như loài hoa này, không phải cúi đầu học theo loài đào mận."

Tạ Trường Yến vuốt ve hoa văn thược dược, lòng hơi thương cảm: mẹ có biết thược dược còn có một cái tên là "thương ly"? Hay nói cách khác, mẹ thông minh như thế có lẽ sớm đã nhận ra tâm tư của nàng đối với Phong Tiểu Nhã nên dùng thược dược để thức tỉnh nàng, không được có suy nghĩ không nên, tránh xa người nên tránh?

Bấy giờ, Trịnh thị hỏi: "Đã nghĩ ra sẽ khắc gì cho bệ hạ chưa?"

"Mẹ tặng thược dược cho con, vậy con khắc loài hoa này tặng ngài ấy vậy."

Ánh mắt Trịnh thị sáng lấp lánh: "Cũng được.

Vậy con cứ bận đi nhé, mẹ về nghỉ đây.

Còn nữa, chớ thức quá khuya."

Trịnh thị đi rồi, Tạ Trường Yến đổ đống quả óc chó đã rửa sạch sẽ ra, chọn lấy ba quả thích hợp nhất rồi cầm dao con bắt đầu điêu khắc.

Tuy tranh của nàng bị đánh giá là giống thợ thủ công nhưng dùng sang điêu khắc thì đúng là vừa khéo.

Nghe Trịnh thị nói Tạ Duy Thiện sở trường điêu khắc, nghe tin thê tử mang thai liền khắc một đống tượng gỗ gửi về nhà.

Sau này đống tượng gỗ đó trở thành món đồ kỷ niệm duy nhất ông ấy để lại cho Tạ Trường Yến.

Có lẽ do nghịch những tượng gỗ đó từ bé, thêm cả ngón tay có lực thích hợp cầm dao nên Tạ Trường Yến rất thành thạo kỹ năng này.

Tuy nhiên đối với Tạ gia điêu khắc là kỹ thuật của người thợ thủ công, không được xếp vào kỹ năng tao nhã nên Tạ Trường Yến chưa bao giờ thể hiện tài năng trước mặt người ngoài.

Lần này chúc thọ cho Yên vương, cầm kỳ thư hoạ của nàng rất bình thường, thể hiện ra chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ, chi bằng khắc một vật, vừa tiết kiệm vừa mới mẻ, còn bày tỏ được thành ý của nàng.

Vả lại theo ý Phong Tiểu Nhã thì chắc rằng Yên vương sẽ thích món quà này.

Nghĩ đến Phong Tiểu Nhã, con dao trong tay Tạ Trường Yến khựng lại.

Lửa than cháy bập bùng, khí nóng dâng lên hun đỏ gò má nàng.

Nàng đi lòng vòng trong phòng một hồi cuối cùng dừng lại trước giường.

Đầu giường là một mặt tường trống trơn.

"Ừm...!hình như...!thiếu chút gì đó." Nàng lẩm bẩm.

"Tề Vật Luận?" Trong Ngự Thư phòng, Chương Hoa đang trầm tư trước một chiếc bàn cát, nghe thế thì ngẩng đầu lên.

Bàn cát to chừng một trượng, có đồi núi thành trì làm từ cát, có sông suối làm bằng thuỷ ngân, phối hợp với cơ quan làm nước chảy uốn lượn qua các đồi núi.

Nếu Tạ Trường Yến có mặt ở đây, nàng sẽ nhận ra thứ này xây dựng dựa trên bức tranh kênh đào Ngọc Tân trên tường ở Cầu Lỗ Quán mà còn rõ ràng hơn cả bức tranh đó.

"Vâng ạ." Cát Tường dâng một bức thư lên.

Giấy màu xám nhạt, dưới góc trái vẽ một bó hoa lan, biểu trưng của Tạ thị.

Mở ra xem, chữ viết ngay ngắn, vừa nhìn là biết đã bỏ không ít công sức, đáng tiếc không có phong cách gì cả.

Nếu là người bình thường thì chẳng sao nhưng đây lại là chữ của hoàng hậu tương lai, thật khiến người ta thấy tiếc.

Chương Hoa nhìn chữ trên bức thư, Cát Tường đứng cạnh nói: "Tạ cô nương nói sau khi nhìn thấy bức Tề Vật Luận của bệ hạ treo ở gian nhà trúc trong rừng Vạn Dục thì vô cùng yêu thích, khẩn xin bệ hạ viết một bức tặng để cô ấy treo trên đầu giường tham khảo mỗi ngày."

Ánh mắt Chương Hoa lấp lánh, nhất thời không đáp.

Như Ý hừ một tiếng: "Suốt ngày đòi cái này cái kia, còn chưa làm hoàng hậu đó, nếu mà làm rồi..."

"Lấy bức ở Sơn Trúc Cư đưa đến cho nàng ấy đi."

"Á?" Như Ý sững người.

"Viết chữ cần tĩnh tâm, mấy ngày nay trẫm bận rộn, bớt chút thời gian ra viết cũng viết không tốt.

Cứ lấy bức ấy tặng cho nàng ấy đi."

Như Ý cuống quýt: "Nhưng mà đó là bức bệ hạ viết cho thái thượng hoàng..."

"Phụ vương từ lâu đã không còn để ý những vật ngoài thân này nữa rồi, huống hồ chi là tặng cho con dâu tương lai." Chương Hoa cười cười rồi tiếp tục nghiên cứu bàn cát.

Như Ý ngơ ngác không nói nên lời.

Cát Tường thấy vậy bèn kéo hắn ra ngoài: "Còn không mau đi đi?"

Hai người đi ra ngoài, Cát Tường dừng lại nói nhỏ với Như Ý: "Sau này đừng nói xấu Tạ cô nương trước mặt bệ hạ nữa.

Đừng nói đệ còn chưa nhận ra nhé?"

"Cái gì?"

"Bệ hạ rất thích Tạ Trường Yến."

"Cái gì?!"

Lúc Như Ý mang Tề Vật Luận đến Tri Chỉ Cư, hắn nhìn Tạ Trường Yến từ đầu tới chân rồi lại nhìn từ chân lên đầu, nhìn đi nhìn lại mấy lần cũng không nhìn ra cô gái này có gì đặc biệt mà có thể lọt vào mắt xanh của bệ hạ.

Tạ Trường Yến thấy lạ bèn hỏi: "Tại sao lại nhìn ta như thế?"

"Không có gì.

Đưa hoạ tự xong rồi đấy, ta về đây."

"Khoan đã." Tạ Trường Yến gọi giật hắn lại, đánh giá bức hoạ tự đang mở, hỏi: "Đây là...!bức treo ở nhà trúc trong rừng Vạn Dục?"

"Phải đó, ngươi đắc ý rồi chứ gì? Lúc thái thượng hoàng xuất gia bệ hạ tự tay chép một bức cho ngài ấy..." Nói tới đây lửa giận của Như Ý bùng lên, "Ta nói này sao ngươi dám mở miệng đòi thế hả?"

Tạ Trường Yến hoang mang: "Ta không nói là muốn bức này..."

"Ngươi không nói thẳng nhưng ngươi biết rõ là bệ hạ trăm công ngàn việc làm gì có thời gian viết một bức cho ngươi? Vả lại ngươi biết mình thân phận đặc biệt, thái thượng hoàng nghe ngươi thích bức hoạ tự đó không chừng còn muốn tặng nó cho con dâu tương lai ngươi..."

Như Ý há mồm, khựng lại không nói tiếp nữa.

Tạ Trường Yến cũng im bặt.

Nàng khẩn xin bệ hạ Tề Vật Luận một là để nhìn vật nhớ người, mỗi giây mỗi phút nhắc nhở bản thân không được phạm sai lầm, hai là để nghiên cứu tại sao lại có cảm giác nét chữ quen thuộc.

Đặc biệt là cái thứ hai mấy hôm nay cứ liên tục xuất hiện trong đầu làm nàng cảm thấy một dự cảm rất không làm.

Thật không ngờ bệ hạ tặng hẳn bản gốc cho nàng.

Hễ nghĩ đến hàm nghĩa đằng sau bức hoạ tự này nàng cảm thấy rất áy náy.

Chàng ân sủng vô thượng, đáp ứng mọi yêu cầu của nàng, còn nàng suýt thì hồng hạnh vượt tường.

"Còn gì muốn hỏi không? Không hỏi thì ta đi!" Như Ý quay đầu đi, lúc bước tới bậu cửa thì quay lại nói, "À phải rồi, ngày mùng chín tháng chín đừng quên sửa soạn vào cung."

"Công công đến đón ta sao?"

"Ngươi nằm mơ à." Như Ý lườm nàng một cái rồi bỏ đi.

Bấy giờ, Trịnh thị mới cất tiếng: "Chữ của bệ hạ đẹp thật."

"Vâng..."

"Đối với con cũng ân sủng có thừa."

Thấy chưa, lời của mẫu thân ý tứ thâm sâu, quả nhiên muốn thức tỉnh nàng.

Tạ Trường Yến mỉm cười, ôm bức hoạ vào lòng nói: "Bệ hạ thật lòng đối đãi với con, sao con dám phụ lòng ngài.

Thế nên, Tử kiến Nam Tử, Khổng Tử không thẹn với lòng, mà con gái cũng không phải người phóng túng như Nam Tử.

Mẹ cứ yên tâm, chuyện mẹ lo lắng tuyệt đối sẽ không xảy ra."

Trịnh thị ôm lấy con gái, xoa xoa đầu nàng.

- Hết hồi 5 -.

Bạn đang đọc Họa Quốc - Thức Yến của Thập Tứ Khuyết

Thông Tin Chương Truyện

  • Đăng bởi

    TruyenYY Pro

  • Phiên bản

  • Thời gian

    1y ago

  • Lượt đọc

    0

  • Đọc chương VIP load siêu nhanh trên ứng dụng dành riêng cho iOS và Android. Nhấn vào link sau để tải ngay nhé!