Trong tất cả các chư hầu, Bành Việt đại khái là người giữ quy củ nhất, cũng đại khái là người có phẩm hạnh tốt nhất.
Nhưng ông ta là người có kết cục thảm nhất trong số các chư hầu vương.
Trong lịch sử không bị Lưu Trường phá phách, vị Lương vương này ngốc nghếch theo Lữ hậu quay về Lạc Dương. Sau đó Lữ hậu mua chuộc môn khách của ông ta, lần thứ hai vu cáo ông ta mưu phản. Đồng thời tuyên bố, ông ta bất mãn với phán quyết của Lưu Bang, vì thế muốn triệu tập nhưng thuộc hạ khác của nước Lương ở Lạc Dương, thừa cơ tấn công Trường An.
Lưu Bang nổi giận, Hàn Tín cũng thế, ngươi cũng thế, nể mặt mà không biết, lần đầu không giết ngươi, nên ngươi làm lần nữa hả?
Vì thế Lưu Bang điên cuồng xử lý Bành Việt cùng tông tộc môn khách, phanh thây Bành Việt, đem thịt của ông ta chia cho mọi người, coi như một loại cảnh báo.
Sau đó nhìn thấy kết cục của Bành Việt, Anh Bố vốn bất mãn với Lưu Bang cũng tạo phản.
Yên vương sợ hãi cũng phản nốt.
Tất cả mọi người đều phản bội, làm Lưu Bang kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần, thống khổ vô cùng, trong năm ông ta dẹp được hết loạn chư hậu khác họ, liền từ biệt thế giới.
Nay công tử Trường của chúng ta bằng vào cái miệng bốc phét bán trời không văn tự, làm cái thế giới này đảo lộn tất cả.
Bành Việt ngồi trong xe ngựa, tiếp tục đi tới đất Thục.
Trên mặt ông ta đã không còn bất cam và ủy khuất, ít nhất hiện giờ ông ta còn sống, ít nhất ông ta còn có thể thấy được người nhà của mình, có thể bái tế đám lão huynh đệ. Còn đám bộ hạ cũ ở nước Lương cũng yên tâm an hưởng tuổi già.
Đám môn khách theo bên cạnh ông ta đều ở ngoài đợi, Bành Việt một mình đi gặp Lữ hậu, vì thế mà bọn họ không biết Lữ hậu và Bành Việt giao lưu cái gì? Có điều bọn họ vẫn hỏi Bành Việt, vì sao không nhờ hoàng hậu cầu xin giúp? Bành Việt chỉ lắc đầu không đáp.
Khi bọn họ lại đi qua một huyện, đám môn khách nghe thấy sau lưng có tiếng vó ngựa vang vọng.
Đám môn khách nhìn cả về phía sau, bảo vệ Bành Việt ở giữa, mà những giáp sĩ phụ trách áp tải cũng vội bày trận, như gặp đại địch, cung nỏ thủ vào hàng chờ đợi.
Lúc này Bành Việt đã nhìn rõ bóng người từ xa tới, ông ta vội nói lớn:" Đừng ra tay, đó là đại phu nước Lương."
Nghe Bành Việt ngăn cản, đáp giáp sĩ mới không bắn chết kỵ sĩ kia, kỵ sĩ xông tới trước mặt đoàn người, nhảy thẳng xuống tuấn mã, loạng choạng mấy bước tới trước mặt Bành Việt. Hắn ta quỳ sụp xuống, cúi đầu, giọng mang tiếng nấc:" Đại vương có nạn, thần không thể ở bên, xin đại vương trị tội."
Bành Việt xúc động, run rẩy đi tới đỡ hắn lên, khuyên nhủ:" Loan đại phu, ngươi còn trẻ, vì sao lại tới gặp ta ? Mau mau về đi ... Nay ta là tội nhân."
Người trẻ tuổi kia không thoái chí, hắn nghiêm túc nói:" Trước kia thần theo Tang Đồ tạo phản, khi thành tù binh, là đại vương nói đỡ với bệ hạ, chuộc thần về, để thần làm đại phu nước Lương. Nay thần sao có thể vì sợ liên lụy mà không theo đại vương chứ?"
Bành Việt có chút kích động, lau đi nước mắt, cười nắm tay đối phương, cùng hắn ngồi ở bên, giáp sĩ không rút đi, đứng xung quanh che chở.
" Ta biết ngươi không phải là người tham sống sợ chết, nhưng ngươi có tài năng, lại trẻ như thế, nếu theo ta tới đất Thục, như vậy thật uổng phí tài năng."
"Công danh lợi lộc không phải điều thần theo đuổi."
"Ài!" Bành Việt khuyên thế nào cũng không khuyên nổi người trẻ tuổi, hắn ta quyết theo ông tới đất Thục cày cấy:
Bành Việt nghĩ rất lâu, rốt cuộc nói:" Ta có một việc, muốn ủy thác ngươi đi làm."
"Xin đại vương sai bảo."
"Hoàng hậu có ơn với ta, ta muốn viết một phong thư, nhờ ngươi giúp ta mang tới cho hoàng hậu."
Người trẻ tuổi sửng sốt:" Có ân?"
"Đúng vậy, ngươi không biết, ta rời khỏi Lạc Dương, tới Trịnh Huyện, hoàng hậu phái một người, tìm tới chỗ ta, lời nói có ý muốn ta an phận thủ thường, biết đủ thấy vui, đừng nên có mong đợi xa vời gì nữa. Cả dọc đường ta cứ suy nghĩ mãi, rốt cuộc cũng tỉnh ngộ. Nay ta đã giữ được an toàn cho cả tông tộc, nếu còn chưa cam lòng, chỉ sợ bệ hạ sẽ không khoan thứ cho ta nữa."
Bành Việt liền đem chuyện công tử Trường kể cho người trẻ tuổi, lại đem chuyện Lữ hậu chuyên môn gọi công tử Trường tới cho mình thấy.
Người trẻ tuổi thận trọng gật đầu nói:" Sau khi đưa thư cho đại vương xong, thần sẽ quay lại tiếp tục theo đại vương!"
Bành Việt cười ha hả gật đầu.
............ ............
Sự thực chứng minh, Lữ hậu muốn tra rõ một việc, căn bản là không khó khăn gì.
Bà có tai mắt ở chỗ Bành Việt, khi một môn khách của Bành Việt lén lút gửi mật thư cho bà, Lữ hậu liền tỉnh ngộ.
"Khi đó có một đứa bé tới dịch xá, tuổi chỉ khoảng năm sáu, nhưng ngôn từ cuồng vọng, giỏi khoe khoang, tự xưng cao hiền, thường cùng đại hiền Cái công của nước Tề biện luận ..."
Lữ hậu không cần xem tiếp cũng biết đứa bé kia là ai rồi.
Lữ hậu càng nghĩ càng tức, mình dày công mưu tính một phen, cuối cùng không ngờ lại hỏng trong tay thằng nhóc đó, cái thằng nhóc đó nếu không phải con mình, bà thực sự muốn phanh thây rồi! Bảo sao Bành Việt không chịu, ông ta khẳng định nhìn thấy Lưu Trường bên cạnh mình, bởi thế phát hiện ra sơ hở trong lời nói của mình.
Mình nói hôm nay mới tới đây, nhưng hôm qua Lưu Trường đã ở Trịnh Huyện, làm sao không hoài nghi cho được.
Lưu Trường chớp chớp đôi mắt to, mặt vô tội ngồi trước mặt Lữ hậu, nó nói thật ngọt :" A mẫu ~~~ con đang ở trong phòng đọc Luận Ngữ, người gọi con có chuyện gì ạ?"
Lữ hậu lấy cái gậy gỗ ở bên cạnh, khe khẽ vỗ lên tay:" Đọc Luận Ngữ hả? Vậy con có biết ' đấu sao chi nhân, hà túc toán dã', có ý là gì không?" (Những kẻ bụng dạ hẹp hòi, có gì đáng nói!)
"Chưa, chưa đọc tới ạ, chỉ đọc tới, Tử Cống Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kỳ thứ hồ! Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân..." Lưu Trường giọng hơi run :" Ý là, chỉ có khoan thứ là có thể dùng cả đời, con người phải biết khoan thứ cho tội lỗi của người khác ạ."
"Kiểu thượng chi thất, cật hạ chi tà, trì loạn quyết mâu, truất tiện tề phi, nhất dân chi quỹ, mạc như pháp. Lệ quan uy dân, thối dâm đãi, chỉ trá ngụy, mạc như hình ... Có biết nghĩa là gì không?" Lữ hậu hỏi:
Lưu Trường hoang mang lắc đầu.
"Sửa lại sai lầm, truy cứu gian tà, chỉnh lý hỗn loạn, tước bớt thứ thừa, quy phạm thống nhất, không gì bằng tuân thủ pháp luật. Trừ bỏ lười nhác, cấm chỉ giả dối, không gì bằng hình phạt ... Đó là danh tác của Hàn Phi tử, ý nói không thể vì khoan thứ mà giảm bớt trừng phạt pháp luật."
Lưu Trường vội hét lên:" A mẫu! Cái này không phải Luận Ngữ, người chơi xấu!"
............. ...............
Khi Lữ hậu chuẩn bị đổi một kế sách khác, có giáp sĩ tới thông báo, Bành Việt phái người tới đưa tin.
Người đưa tin là một người trẻ tuổi thần sắc trang trọng, rất có uy nghi. Hắn cung kính bái kiến Lữ hậu xong, sau đó quỳ đưa thư lên.
Lữ hậu nhận lấy thư, nheo mắt đọc thật kỹ.
"Thần đa tạ ơn cứu mạng của hoàng hậu, đa tạ hoàng hậu chỉ điểm ... Nếu không chỉ e là thần đã gây ra đại họa rồi. Chuyện này thần nhất định giữ kín như bưng, tuyệt đối không nói với ai ... Tấm thân tàn tạ, sau này nếu điện hạ có lệnh, nhất định toàn lực hiệp trợ, để báo đại ân."
Lữ hậu có hơi choáng.
Sao chuyện toàn chẳng đúng lý thường thế này.
Chẳng lẽ Bành Việt thấy mình phái Lưu Trường tới cứu ông ta? Hay là vì tự bảo vệ mà tỏ ra ân cần? Muốn lẫn lộn cho qua việc này? Hoặc là lấy chuyện nói với Lưu Bang để uy hiếp mình.
Thoáng cái trong đầu Lữ hậu lướt qua vô số suy nghĩ. Cuối cùng trong thư nói, Bành Việt giới thiệu cho bà người trẻ tuổi trước mắt, theo lời giới thiệu của Bành Việt, người trẻ tuổi này vô cùng có tài năng, nhưng hắn một lòng theo mình tới đất Thục, thực sự quá phí phạm, hi vọng hoàng hậu có thể giữ hắn lại.
Xem xong thư, Lữ hậu hồi lâu không nói, bà nhìn người trẻ tuổi trước mắt:" Ngươi tên là Loan Bố ?"
"Chính phải."
"Ngươi ở lại bên ta đi, ta sẽ tiến cử ngươi cho hoàng đế."
"Nhưng ..."
"Đây là ý của Lương vương, ngươi muốn kháng lệnh à?"
"Thần không dám."
Tiếp đó Loan Bố lại đề xuất muốn gặp vị công tử Trường được Lương vương khen không ngớt miệng. Lữ hậu không phải đối, dẫn Loan Bố sang phòng bên gặp Lưu Trường.
Khi Loan Bố đi vào thì Lưu Trường đang nằm trên giường bệnh, đau tới kêu hừ hừ.
"Chuyện này là sao?" Loan Bố kinh ngạc hỏi:
"Đều tại Hàn Phi hết!" Công tử Trường rít lên:
….
Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ thứ chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Thứ trong khoan thứ.