Ánh mắt như điện của Vân Sơ dừng trên người Thôi thị, y nhận ra đây chính là nữ nhân nói giọng Trường An hay hơn cả người Trường An, rõ ràng xuất thân không tầm thường.
Thôi thị run một cái, lập tức khôi phục bình tĩnh, bê bát canh của Vân Sơ tới đặt lên bàn trước, quỳ xuống chủ động nói:" Tội phụ ở lại thành Cô Tang đã chín năm, trong chín năm qua hầu hạ vô số quý nhân đếm không xuể."
"Chỉ có lang quân là mắt sáng đàng hoàng, nhìn bọn tội phụ không có chút dâm tà, tuy lạnh lùng nhưng không có nửa phần căm ghét."
"Lang quân là thiếu niên anh hùng, nghe Na Cáp nói lang quân từng huyết chiến trong vạn quân, cũng từng một mình giữ cô thành, là hào kiệt bất thế."
"Thiếp thân nay là tàn hoa bại liễu, không biết khi nào chết chốn đất khách quâ người, hôm nay cầu xin, chẳng qua chỉ là theo lang quân về Trường An. Không cầu cái khác, chỉ mong có thể tới mộ a gia, a nương tế bái, dù chết cũng an lòng."
Vân Na không biết từ khi nào đã rưng rưng nước mắt ôm dùi ca ca lắc.
Vân Sơ lạnh lùng hỏi:" Người vì sao bị tội, nói đúng sự thực."
Thôi Tú ngẩng đầu:" Thôi Tú vốn là Thanh Hà Thôi thị nữ."
Vân Sơ nghe vậy mà giật mình, không ngờ ở Cô Tang này lại còn có nữ tử Thôi thị. Phải biết rằng đến ngay cả nghìn năm sau thì nhắc tới danh gia vọng tộc cũng không ít người thuộc lòng câu “Ngũ tính thất vọng.” Trong đó ngũ tính là chỉ năm họ Trịnh, Thôi, Lý, Lư, Vương là đỉnh cao danh gia vọng tộc thời Tấn, sau này trải qua nhiều triều đại cũng khó có gia tộc nào hơn.
Thậm chí còn có câu “thà cưới thê tử ngũ tính còn hơn làm phò mã gia”, đủ thấy năm họ này danh giá ra sao.
Thất vọng là Lũng Tây Lý thị và Triệu Quận Lý thị đều là hai nhánh lớn của Lý yhi; Bác Lăng Thôi thị và Thanh Hà Thôi thị là hai nhánh của Thôi thị.
Cũng không hiểu vì sao với thanh danh Thôi thị, lại không bảo vệ nổi nữ tử bổn gia như Thôi Tú, để bà ta lưu lạc tới Cô Tang thành tội phụ dịch trạm, ai ai cũng có thể làm chồng.
Từng giọt nước mắt lớn trào ra từ mắt Thôi Tú:" Lang quân có điều không biết, Thôi thị đối ngoại tất nhiên là đồng tâm hiệp lực, nhưng đấu đá lẫn nhau cũng là thảm cảnh nhân gian."
Vân Sơ lắc đầu:" Nếu ngươi muốn dựa vào ta giúp ngươi báo thù thì nhầm rồi, ta không có bản lĩnh ấy."
"Thôi Tú chỉ muốn rời khỏi nơi ô uế này, đi xem mộ cha mẹ, nếu lang quân không chê, Thôi Tú nguyện ý cả đời ở hậu trạch của lang quân, không ra ngoài nửa bước, chuyên tâm dạy bảo Na Cáp tiểu nương tử."
"Ngươi không muốn báo thù à?"
"Thiếp thân báo thù thế nào, trong số kẻ thù có gia tổ, bá phụ, thúc phụ thậm chí có huynh đệ thiếp thân, lang quân bảo thiếp thân báo thù làm sao?" Thôi Tú giọng nghẹn ngào:
Vân Sơ do dự lẩm bẩm :" Thanh Hà Thôi thị, vượt quá cả Lý thị, Trường Tôn thị ..."
Thôi Tú ngẩng đầu lên:" Đâu biết sau này có thể xuất hiện Vân thị vượt qua lưỡng Thôi."
Câu này rõ ràng tâng bốc quá đáng rồi, Vân Sơ tuy hiểu tâm trạng nàng khi nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, vẫn xua tay:" Không có gia tộc nào không suy bại, cái gì mà sĩ nhân, môn phiệt, cái gì mà nhà thanh quý, trong năm tháng tiếp theo bọn họ sẽ sống thảm vô cùng. Trước kia hưng thịnh bao nhiêu, sau này sẽ thê thảm bấy nhiêu."
"Én lầu Vương Tạ thuở nào, bây giờ lưu lạc bay vào nhà dân. Thôi Tú, đó chính là kết cục của cao môn đại hộ."
Thấy Thôi Tú tựa hồ còn muốn nói, y cắt lời:" Nếu ngươi không có ý nguyện phục thù, vậy thì dạy bảo Vân Na cho thật tốt. Nhớ kỹ, nhớ thật kỹ, ta chỉ muốn Vân Na vui vẻ cả đời."
Thôi Tú mừng rỡ, liên tục dập đầu, đồng thời cũng thay đổi cách xưng hô:" Tỳ tử hiểu rồi."
Vân Sơ tự có tính toán của mình, Vân Na đã có tướng mạo khác biệt với người Đường, nếu ngay cả cách sống cũng không thể hòa nhập được, như vậy sống ở Trường An với nó sẽ là sự dày vò.
Bản thân Vân Sơ cũng khó dạy được Vân Na, mà Thôi Tú xuất thân danh gia, từ cách ăn nói cho thấy giáo dưỡng nàng rất tốt, biết chớp thời cơ để thoát thân chứng tỏ có thủ đoạn, dạy dỗ Vân Na không thành vấn đề.
Còn Thôi Tú có toán tính gì khác Vân Sơ không quá lo, nếu không đối phó được với một nữ tử thì y ở lại Tây Vực luôn cho rồi, nói gì tới xông pha thiên hạ, vì thế y quyết định rất nhanh:" Ngươi cũng không cần tự xưng tỳ tử, đợi chúng ta về Trường An, ta sẽ để Vân Na bái ngươi làm thầy. Ngươi dạy nói cả đời, nó phụng dưỡng ngươi cả đời, như thế ngươi chẳng có gì để oán giận nữa, Vân Na cũng không giận ta."
Nói rồi Vân Sơ vuốt ve mái tóc vàng của Vân Na thở dài, nếu như không phải muội tử thực sự rất cần một vị danh sư dạy dỗ, y không muốn có chút liên quan nào tới Thôi thị.
Song chút phiền phức đó đổi lấy tương lai tốt hơn cho Vân Na cũng đáng thôi, rất đáng là khác.
Ngày hôm đó, trong danh sách của dịch trạm thành Cô Tang, một tội phụ tên Trương Thục bị Mã Quy dùng bút đỏ gạch đi, nguyên nhân là ... Đột tử.
Không lâu sau, dịch trạm còn có ba tội phụ có tội đột tử, trong đó có một người tên là Thôi Tú.
Tin rằng cùng với thời gian trôi đi, trang giấy này sẽ bị đánh mất hoặc là hư hại.
Người truy đuổi Con khỉ già tới ngày thứ ba thì chờ về, nhân mã của Con khỉ già đã vào Ô Sao lĩnh, cho nên đội kỵ binh kia chỉ tìm được thi thể của 36 hòa thượng.
Pháp tào của Lương Châu thứ sử rốt cuộc cũng cho phép Vân Sơ rời thành Cô Tang về Trường An.
Khi đó đã là lúc trời xanh ngắt, lá vàng rụng, nhạn bắc bay về nam.
Mười ba người, mười chín con lạc đà, một thớt ngựa, Vân Sơ không lựa chọn vượt qua Ô Sao lĩnh, ngọn núi đó quá hiểm trở, y mang theo trẻ nhỏ và nữ nhân, căn bản không thể đi đường đó.
Vì thế y rẽ về phía đông, bước trên Tiêu quan đạo danh tiếng lẫy lừng.
Đây là con đường mà Mã Vinh tiến cử, đi con đường này Vân Sơ có thể dựa theo tuyến đường đi của các dịch túc, cách 80 dặm vào ở dịch trạm quan gia một lần.
Tránh xa thứ tai họa Con khỉ già, Vân Sơ lúc vượt qua Lục Bàn Sơn cũng bình an vô sự, tới được Nguyên Châu.
Lúc này đã là nửa tháng sau rồi.
Nguyên Châu thuộc Quan Nội đạo chẳng hề phồn hoa như Vân Sơ tưởng tượng, trong mắt y, dân sinh Đại Đường thật đáng lo.
Nơi này chẳng có thiên đường như trong miệng người Tây Vực, cũng không có cây lương thực tự sinh trưởng, không có chuyện mật đường rơi vào miệng, càng không có hoa nở bốn mùa, không có quả tươi ăn mãi không hết. Tằm cần người ta phải chăm sóc mới có kể kết kén, nhả tơ.
Điều duy nhất Vân Sơ thấy vui mừng là Vân Na ngày một điềm tĩnh, mặc dù mái tóc vàng và đôi mắt xanh biếc vẫn khiến người ta chú ý, song tiểu cô nương trang phục Đại Đường làm nó càng thêm khác biệt.
Chỉ là con ly miêu vằn báo trong lòng Vân Na làm Vân Sơ lo lắm.
Y thề, trên chóp tai có một nhúm lông tuyệt đối không thể là ly miêu gì hết, nếu Vân Sơ nhớ không nhầm, cái con khóe mắt có dấu nước mắt, trên tai mọc nhúm lông này phải gọi là báo mới đúng.
Nay con báo nhỏ kia có một cái tên mới --- Đại Phì.
Vân Na cứ nhớ mãi hạn thát Đại Phì lúc nó đi không tới tiễn chân, càng không đi theo.
May mà con báo nhỏ chui vào lều của Vân Na khi ở Lục Bàn Sơn nhanh chóng chiếm lấy trái tim nó.
Làm Vân Sơ khó hiểu nhất là, Thôi nương tử không hề ngăn cản Vân Na múa gậy, ngược lại mỗi ngày còn định ra thời gian biểu, đốc thúc Vân Na đem múa gậy liệt vào mục luyện tập trọng yếu nhất.
Thường ngày Vân Na thích múa gậy, nhưng khi bị liệt vào môn học thì nó chẳng thích nữa, vì thế Thôi nương tử dùng tới thước gỗ.
Nghe thấy tiếng khóc của Vân Na, mấy lần Vân Sơ định n găn cản Thôi thị bạo hành, tới cửa, y nhịn được.
Ai bảo Vân Na tự chuốc lấy.
(*) Nguyên văn là con xá lỵ, như miêu tả trong truyện đấy, nó bề ngoài 99.9% giống con báo, nhưng kích cỡ nó nhỏ hơn báo, tầm trung thôi. Nó to gấp đôi gấp ba mèo thường, song vẫn thuộc loài mèo nhỏ, chưa là gì so bọn mèo lớn như hổ, sư tử, báo đốm.
Ly miêu thì haiz nó tất nhiên là mèo thôi, mình thấy nó giống mèo rừng hơn, cái họ mèo nó phức tạp lắm,
Ảnh minh họa một con xá lỵ với một con mèo.